thời gian

8:00 - 20:00

hotline

035.968.5252
Tầng 7, 52 Nguyễn Trãi, Hà Nội

Thường xuyên gặp phải tình trạng bí tiểu là bệnh gì?

  • Đánh giá:
  • Chia sẻ:

Hỏi:

“Không hiểu tại sao 2 tuần trở lại đây tôi thường xuyên gặp phải tình trạng tiểu bí, tiểu khó, luôn có cảm giác muốn đi tiểu nhưng lượng nước tiểu mỗi lần lại rất ít… Tôi có tìm hiểu và áp dụng một số cách chữa bí tiểu tại nhà nhưng không thấy có hiệu quả.

Tình trạng này kéo dài, ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống, công việc của tôi. Vậy mong các bác sĩ giải đáp giúp tôi nguyên nhân, triệu chứng của bí tiểu và cách chữa bí tiểu an toàn nhất hiện nay? Cảm ơn các Bác sĩ.”

Hà Kiều Tr (27 tuổi, Minh Khai – Hà Nội)

Trả lời:

Chào bạn Kiều Tr, 

Phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cho chúng tôi trong tuần qua. Để giúp bạn hiểu rõ hơn các vấn đề xoay quanh về chứng bí tiểu và hướng khắc phục an toàn? Đừng bỏ lỡ những thông tin quan trọng được các Bác sĩ chia sẻ ở ngay bài viết dưới đây.

Thường xuyên gặp phải tình trạng bí tiểu là bệnh gì?

Bí tiểu là như thế nào?

Ở người bình thường đi tiểu chính là một phản xạ tự nhiên và theo ý muốn, do hoạt động co bóp mạnh của bàng quang và sự giãn nở thật rộng của cổ bàng quang, dưới sự chi phối của hệ thần kinh trung ương, đồng thời không có sự gây cản trở gì ở bàng quang, niệu đạo. 

Tuy nhiên, nếu tại bàng quang, niệu đạo bị tổn thương sẽ ảnh hưởng đến chức năng hệ bài tiết và gây ra hiện tượng bí tiểu.

Bí tiểu hay còn gọi là tiểu khó, là tình trạng bàng quang chứa đầy nước tiểu nhưng không thể tiểu được. Lúc này, quá trình co bóp và giãn nở không xảy ra hoàn toàn, do đó nước trong bàng quang không được tống hết ra ngoài. Làm xuất hiện tình trạng ứ đọng bàng quang gây ra bệnh bí tiểu. 

Hiện tượng bí tiểu có thể xuất hiện ở người lớn hơn trẻ nhỏ. Độ tuổi dễ mắc nhất từ 40 – 80 tuổi và có thể gặp ở cả nam và nữ, trong đó nữ giới có tỷ lệ mắc cao hơn.

Thủ phạm gây ra hiện tượng bí tiểu ở nữ giới?

Theo các bác sĩ chuyên khoa, có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng bí tiểu, trong đó phải kể đến như:

1. Bàng quang giảm lực co bóp

– Khi bàng quang chứa một lượng nước tiểu nhất định (khoảng từ 250ml-300ml) sẽ gây kích thích buồn tiểu và đi tiểu. Bí tiểu sẽ xảy ra khi lượng nước tiểu trong bàng quang đã đầy nhưng không tiểu được nếu thành bàng quang không co bóp đủ mạnh do sự mất liên hệ với hệ thần kinh thực vật điều khiển việc đi tiểu.

Ngoài ra, một số trường hợp do chấn thương cột sống, chấn thương vỡ xương chậu hoặc do bệnh của bàng quang (thành bàng quang bị chai xơ do viêm mạn tính hoặc bàng quang viêm cấp, viêm mạn tính hoặc do sỏi, u, túi thừa bàng quang, xơ cứng cổ bàng quang…).

2. Tắc nghẽn niệu đạo

– Niệu đạo tổn thương do các bệnh viêm nhiễm phụ khoa sẽ khiến ống niệu đạo bị bít lại hoặc do viêm gây xơ hóa, cũng có thể do sỏi, làm cản trở dòng nước tiểu khó thoát hết ra ngoài.

3. Các cơ vòng không giãn nở

– Các di chứng từ tổn thương cột sống làm mất đi khả năng giao tiếp với hệ thần kinh thực vật, cơ vòng bị chai, biến dạng, chèn ép hoặc bị tắt do sỏi bàng quang đều là những nguyên nhân làm cho các cơ vòng không giãn nở được.

4. Mắc bệnh viêm đường tiết niệu

– Nhiễm trùng đường tiết niệu xuất hiện do sự tấn công của vi khuẩn gây ra tình trạng sưng niệu đạo, tiểu khó, bí tiểu, tiểu rắt nhiều lần… 

5. Ung thư bàng quang

– Bệnh lý này tiến triển từ bệnh viêm bàng quang nhưng không được hỗ trợ điều trị đúng cách, hình thành các khối u ác tính. Khi đó, các khối u này sẽ làm tắc lỗ niệu đạo, khiến nước tiểu không thể thoát khỏi ra bên ngoài.

6. Tổn thương các dây thần kinh trung ương

– Một số người có tiền sử mắc bệnh viêm não, tổn thương não, chấn thương cột sống, viêm tủy sống… dẫn đến mất cảm giác phản ứng với cơ thể, trong đó có liên quan đến khả năng kích thích đi tiểu và gây bí tiểu.

7. Tác dụng phụ của một số loại thuốc kháng sinh

– Việc tự ý sử dụng thuốc kháng sinh mà không theo hướng dẫn của bác sĩ cũng là một trong những tác hại nghiêm trọng dẫn đến bí tiểu bởi tác dụng phụ của chúng. Một số thuốc cần chú ý khi sử dụng như: thuốc tim mạch, thuốc kháng histamin, thuốc giãn cơ, thuốc chống trầm cảm, thuốc điều trị tiểu đường…

8. Chứng táo bón

Phân cứng trong trực tràng có thể đẩy bàng quang sát vào niệu đạo, làm cho niệu đạo bị chèn ép,  nhất là  có sự kết hợp  sa trực tràng thì đây chính là một trong những nguyên nhân gây bí tiểu.

9. Mang thai

– Sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của bàng quang. Thai nhi lớn dần theo từng tuần, đặc biệt là những tháng cuối thai kỳ gây chèn ép lên bàng quang gây cản trở đường tiểu, lâu dần dẫn tới mất khả năng co bóp, gây ra tình trạng bí tiểu.

Triệu chứng tiểu bí?

Hiện tượng tiểu bí ở nữ giới thường trải qua hai giai đoạn: cấp tính và mạn tính với các biểu hiện cơ bản:

– Bí tiểu cấp tính

+ Người bệnh có cảm giác buồn tiểu mà không thể đi được ngay.

+ Cần phải cố rặn mới ra vài giọt nước tiểu trong khi bàng quang căng đầy.

+ Luôn có cảm giác tức bụng và đôi khi xuất hiện cơn co thắt.

– Bí tiểu mạn tính

+ Nước tiểu tồn đọng trong bàng quang ngày một tăng lên nhưng không được thoát ra ngoài.

+ Khiến người bệnh đi tiểu nhiều lần trong ngày (trên 8 lần)

+ Tiểu không dứt, vừa đi tiểu xong lại muốn đi tiếp.

+ Dòng nước tiểu yếu hoặc gián đoạn.

+ Đau tức bụng dưới, cơ thể mệt mỏi, khó chịu…

Mức độ nguy hiểm nghiêm trọng của chứng tiểu bí?

Nếu tình trạng bí tiểu mạn tính kéo dài lâu ngày không được chữa trị có thể dẫn đến tình trạng căng trướng toàn bộ hệ tiết niệu, gây viêm tiết niệu ngược dòng. Thậm chí, trường hợp nặng có thể gây ra giãn thận niệu quản 2 bên, suy thận và nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

1. Đe doạ tính mạng: Bí tiểu mạn tính có thể dẫn tới viêm phúc mạc, thậm chí tử vong do sốc kéo dài.

2. Nhiễm trùng đường tiểu: Dòng nước tiểu khi bị chặn lại sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển ở đường tiết niệu và gây nên tình trạng viêm nhiễm đường tiểu.

3. Tổn thương bàng quang: Khi bàng quang bị ứ đọng nhiều lần sẽ khiến chức năng co bóp của bàng quang bị suy giảm và đồng thời làm giảm khả năng bài xuất của nước tiểu.

4. Suy giảm ham muốn: Tình trạng tiểu bí khiến chị em khó chịu, mệt mỏi và không còn hứng thú với “chuyện chăn gối”.

Chị em phụ nữ cần làm gì khi có biểu hiện tiểu bí?

Theo các Bác sĩ chuyên khoa, ngay khi nhận thấy tình trạng tiểu bí, chị em cần chủ động đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, thực hiện các xét nghiệm. Từ đó, Bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân, mức độ và tư vấn hướng khắc phục an toàn.

Dưới đây là một số giải pháp khắc phục chứng tiểu bí mà chị em có thể tham khảo:

1. Thông tiểu

– Với trường hợp bí tiểu cấp tính, việc cần làm là thông tiểu ngay. Xử trí ban đầu bao gồm dẫn lưu bàng quang (đặt ống thông tiểu ngắt quãng hoặc nội soi).

2. Nong niệu đạo

– Thủ thuật này được sử dụng để nong rộng nơi hẹp niệu đạo, giúp lưu thông nước tiểu dễ dàng hơn.

Loại ống được sử dụng thường có đường kính tăng dần hoặc loại ống có bóng được đưa vào niệu đạo, sau đó bơm căng bong bóng dẫn.

3. Nội soi bàng quang

– Ống nội soi bàng quang mềm được đưa qua niệu đạo vào bàng quang. Bác sĩ có thể tìm và lấy sỏi hoặc các vật thể lạ ra khỏi bàng quang, cổ bàng quang hoặc niệu đạo.

4. Kết hợp dùng thuốc chuyên khoa

– Một số loại thuốc cải thiện tình trạng bí tiểu có thể được sử dụng dưới sự chỉ định và kê đơn của bác sĩ chuyên khoa.

5. Phẫu thuật

– Với trường hợp bí tiểu do sỏi tiết niệu thì cần phẫu thuật giải quyết chèn ép hoặc dùng ống dẫn nước tiểu luồn vào niệu đạo tới bàng quang để nước tiểu thoát ra ngoài được.

Trong trường hợp bí tiểu mạn tính, biện pháp xử trí là thông tiểu qua da, giảm ngay sự căng trướng, ứ đọng tại bàng quang. Sau đó loại bỏ nguyên nhân gây bí tiểu, buồn tiểu mà không đi được.

Đối với chị em đang mang thai sẽ được bác sĩ tư vấn về các giải pháp phù hợp để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Việc điều trị chứng bí tiểu hết sức quan trọng. Nhiều nguyên nhân gây bệnh cần liệu trình điều trị trong thời gian dài, vì thế người bệnh cần kiên nhẫn, tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ để đạt được hiệu quả cao.

Ngoài ra, để phòng bệnh hiệu quả, chị em cần lưu ý thực hiện:

– Tăng cường vận động, tập thể dục đều đặn, đi bộ, chạy bộ nhẹ nhàng, …

– Không nhịn tiểu quá lâu.

– Không nên ngồi lâu, đặc biệt là với những người có bệnh bàng quang mãn tính.

– Điều trị dứt điểm các bệnh viêm nhiễm đường tiết niệu, viêm bàng quang nếu từng bị trước đó.

– Duy trì việc uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.

– Bổ sung chế độ dinh dưỡng đầy đủ, ăn nhiều rau xanh để phòng ngừa tình trạng táo bón.

Như vậy, để chúng ta thấy chứng bí tiểu ở phụ nữ được gây ra bởi nhiều nhóm nguyên nhân khác nhau. Nhưng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, chị em cần chủ gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh làm nặng hơn các tổn thương đi sâu vào bên trong cơ thể.

Bên cạnh đó, chị em cũng cần lưu ý không nên tự điều trị chứng tiểu bí tại nhà dưới bất cứ phương pháp nào khi chưa được bác sĩ chỉ định.

Tình trạng bí tiểu có thể gây ra rất nhiều biến chứng khi không được điều trị đúng cách. Việc tự ý điều trị bệnh tại nhà khi chưa rõ nguyên nhân có thể vô tình tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển và tấn công sâu vào bên trong cơ thể.

Phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi chữa bệnh gì?

Không chỉ dừng lại ở việc chăm sóc sức khỏe nói chung, Phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi còn chú trọng trong việc điều trị các bệnh lý Nam khoa, Phụ khoa, các bệnh lây truyền qua đường tình dục, điều trị vô sinh-hiếm muộn, kế hoạch hoá gia đình dành cho cả nam và nữ giới trong mọi độ tuổi.

– Khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm tin tưởng lựa chọn, bởi mọi hoạt động thăm khám, điều trị tại phòng khám đều đã được cấp phép và đảm bảo tính pháp lý cao.

– Tất cả các danh mục khám, điều trị bệnh được tiến hành theo đúng quy định, mang đến sự an tâm cho khách hàng.

– Đội ngũ Bác sĩ chuyên khoa giỏi: Phòng khám là nơi quy tụ đội ngũ y, bác sĩ đều là người được đào tạo chuyên môn cao. Với bề dày kinh nghiệm trong điều trị các bệnh lý Nam khoa, Phụ khoa, các bệnh lây truyền qua đường tình dục, điều trị vô sinh-hiếm muộn, kế hoạch hoá gia đình dành cho cả nam và nữ giới trong mọi độ tuổi. Các bác sĩ sẽ luôn đồng hành cùng mẹ bầu để đưa ra các tư vấn kịp thời nhất, giúp các bênh nhân an tâm trải nghiệm và thăm khám được tốt nhất.

Bác sĩ chuyên khoa I sản phụ khoa Nguyễn Thị Minh Cúc

Bác sĩ Nguyễn Thị Minh Cúc

Bác sĩ chuyên khoa I chuyên ngành sản phụ khoa Lê Đắc Hải 

Bác sĩ Lê Đắc Hải

Bác sĩ chuyên khoa ngoại Lê Mạnh Cường

Bác sĩ chuyên khoa Ngoại Lê Mạnh Cường

Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Bá Dương

hạc sĩ, Bác sĩ chuyên khoa II – Ngoại chung Nguyễn Bá Dương

Bác sĩ chuyên khoa cấp I Đào Thanh Hoá

Bác sĩ chuyên khoa cấp I Đào Thanh Hóa

Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Quang Cừ

Bác sĩ Chuyên Khoa II Nguyễn Quang Cừ

Nguyên tắc khám, chữa bệnh tại Phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi

  • Luôn có chế độ ưu tiên cho các trường hợp đặt lịch thăm khám trước hoặc các trường hợp bệnh lý nguy kịch…
  • Quy trình khám chữa bệnh “một bác sĩ – một bệnh nhân – mộ y tá”, đảm bảo tính riêng tư và thoải mái cho khách hàng.
  • Nói không với tình trạng “cò mồi”; “hối lộ”; “ưu tiên ngoại lệ”…
  • Xây dựng hệ thống các dịch vụ từ tư vấn hướng dẫn, chẩn đoán điều trị tới chăm sóc sau điều trị chuyên nghiệp, hiện đại.

Tư vấn trực tuyến, đặt hẹn online nhanh chóng:

Phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi làm việc từ 7h30 – 20h hàng ngày, kể cả ngày nghỉ, lễ nên người bệnh không cần phải lo lắng về thời gian khám chữa bệnh.

Hơn thế nữa, hệ thống tư vấn trực tuyến, đặt lịch hẹn online của chúng tôi luôn hoạt động 24/24h để phục vụ bạn bất cứ khi nào bạn cần.

Cụ thể, trong lần thăm khám này, bạn sẽ có cơ hội nhận một số các ưu đãi như:

gói khám nữ giới 1

Hy vọng những thông tin được đề cập ở trên đã giúp chị em hiểu rõ hơn về chứng tiểu bí và cách chữa trị an toàn. Nếu có bất cứ băn khoăn nào xoay quanh về bệnh lý này, bạn có thể đặt câu hỏi cho phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi ngay trên hệ thống tư vấn trực tuyến hoặc gọi đến tư vấn miễn phí: 036 933 5252 để được hỗ trợ nhanh nhất.

Lưu ý: "Hiệu quả điều trị phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người.
Việc tuân thủ tuyệt đối theo y lệnh của bác sĩ là điều rất cần thiết.
Giúp mang lại hiệu quả tối đa trong quá trình chữa trị""

ho-tro

Nhận ngay hỗ trợ MIỄN PHÍ từ phòng khám

Vui lòng để lại số điện thoại, bác sĩ tư vấn sẽ liên hệ với bạn ngay!

Bài viết liên quan

Gặp tình trạng bí tiểu nên đi khám ở đâu ? Và khám những gì

Gặp tình trạng bí tiểu nên đi khám ở đâu ? Và khám những gì

Hỏi: “Thời gian gần đây, tôi bị tiểu khó, luôn có cảm giác muốn tiểu nhưng không thể tiểu hết khiến tôi thực sự...

Bản quyền thuộc Phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi