Bạn đọc hỏi:
Sau khi quan hệ tình dục với bạn trai, em thấy vùng kín bị ngứa, nổi mẩn đỏ nhẹ và khá rát, nhất là âm đạo. Đặc biệt, nước tiểu đục có mùi hôi, khai khắm rất khó chịu kèm theo tiểu rát, rất buốt, em hay bị đi tiểu nhưng lượng nước không nhiều.
Bác sĩ cho cháu hỏi, nguyên nhân nước tiểu có mùi khó chịu kèm tiểu buốt là gì ạ? Cháu nên làm gì để tình trạng này nhanh chóng thuyên giảm? Mong sớm nhận được sự tư vấn từ các bác sĩ. Cháu cảm ơn ạ.
(Nguyễn Thị Lê V – 26 tuổi, Hà Nội)
Bác sĩ trả lời:
Chào bạn!
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cho Bác sĩ của chúng tôi. Những băn khoăn của bạn xoay quanh về nguyên nhân nước tiểu có mùi khó chịu kèm tiểu buốt sẽ được các chuyên gia chia sẻ cụ thể ở bài viết hôm nay.
Nguyên nhân nước tiểu có mùi khó chịu kèm tiểu buốt là gì?
Ở trạng thái bình thường, nước tiểu có màu vàng nhạt, mùi khai nhẹ… Tuy nhiên, đến một thời điểm nào đó, bỗng nhiên bạn phát hiện nước tiểu có mùi hôi khó chịu kèm theo tiểu buốt thì tuyệt đối không được chủ quan.
Bởi lúc này cho thấy rất nhiều các tác nhân có hại tấn công vào hệ tiết niệu, cơ quan sinh dục và gây ra nhiều bệnh lý khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân nước tiểu có mùi khó chịu kèm tiểu buốt mà bạn cần lưu ý:
- Nhiễm trùng đường tiểu: Xảy ra khi vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào hệ tiết niệu thông qua niệu đạo, khiến nước tiểu có mùi khó chịu kèm theo biểu hiện tiểu nhiều, tiểu có cảm giác nóng rát, thậm chí là nước tiểu đục và có máu. Nếu không điều trị, chúng có thể tấn công lên cả bàng quang,
- Sỏi thận: Sỏi thận có thể làm tích tụ vi khuẩn và gây nhiễm trùng, đôi khi là chảy máu đường tiết niệu, khiến nước tiểu có mùi hôi kèm theo biểu hiện đau lưng, đau hông, đau háng, buồn nôn, ói mửa, đi tiểu nhiều, có máu trong nước tiểu, tiểu buốt và sốt.
- Bệnh tiểu đường: Do cơ thể bạn đã tiêu thụ quá nhiều đường, từ đó làm tăng đường huyết. Lúc này, hệ bài tiết sẽ đào thải lượng đường dư thừa ra ngoài thông qua nước tiểu. Và đó là lý do vì sao nước tiểu có mùi hôi khó chịu đến như vậy.
- Viêm niệu đạo do lậu và chlamydia: Nước tiểu sẽ có mùi hôi rất khó chịu, màu vàng đậm và đục, xuất hiện vào buồi sáng, khi đi tiểu sẽ có mủ, kèm theo tiểu buốt rát, đau hông lưng và sốt.
- Nhiễm nấm men: Ở phu nữ, khi nấm men trong âm đạo phát triển nhiều bất thường, chúng có thể lây lan đến niệu đạo và gây nhiễm trùng đường tiểu, đi kèm với các triệu chứng như ngứa, đỏ, sưng âm hộ và xuất hiện dịch màu trắng, tiểu buốt, nước tiểu có mùi hôi.
Nước tiểu có mùi hôi khó chịu ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống?
Như đã phân tích ở trên, có rất nhiều bệnh lý liên quan đến tình trạng nước tiểu có mùi khó chịu kèm tiểu buốt. Hơn nữa, khi không may mắc phải các bệnh lý này, nếu không được chữa trị đúng cách, có thể gây ra rất nhiều biến chứng cho sức khỏe:
- Nhiễm trùng thận: Do vi khuẩn không được ngăn chặn sẽ nhanh chóng chạy ngược dòng lên trên thận là cơ quan cuối cùng chịu tác động và dẫn đến suy giảm chức năng thận, viêm thận, suy thận mãn tính.
- Tổn thương đường tiết niệu: Đường tiết niệu khi bị tổn thương kéo dài, gây ra các triệu chứng rối loạn tiểu tiện, nước tiểu có mùi hôi còn gây ra tình trạng tiểu ra mủ, máu khi bề mặt niêm mạc bị tổn thương trầm trọng.
- Ảnh hưởng đến đời sống tình dục: Nước tiểu có mùi hôi khó chịu kèm theo các cảm giác đau rát khó chịu ở cơ quan sinh dục, khiến người bệnh khó tập trung trong công việc và sức khỏe giảm sút nhanh chóng. Đời sống chăn gối cũng vì thế mà bị gián đoạn, dẫn đến né tránh và sợ hãi mỗi khi quan hệ.
- Đối với bệnh tiểu đường, sẽ gây ra hàng loạt các biến chứng cho sức khỏe với các bệnh lý về tim mạch, thần kinh, nhiễm trùng, bệnh về mắt… do lượng đường trong máu tăng cao mãn tính, cơ thể bị rối loạn chuyển hóa chất đường, chất đạm và chất béo, từ đó làm suy giảm chức năng của các cơ quan khác trong cơ thể.
- Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của người bệnh do tình trạng viêm nhiễm lây lan.
- Với những phụ nữ đang mang thai thì mắc bệnh lý liên quan đến viêm nhiễm hoặc lậu đều có ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của thai nhi.
Bạn cần làm gì khi nước tiểu có mùi khó chịu kèm tiểu buốt?
Để nhanh chóng thoát khỏi tình trạng nước tiểu có mùi hôi khó chịu, trước tiên bạn cần chủ động thăm khám, để được bác sỹ thực hiện xét nghiệm tìm ra nguyên nhân và tư vấn phác đồ điều trị cụ thể.
Thông thường, để điều trị giúp bạn nhanh chóng thoát khỏi những dấu hiệu bất thường này, bác sỹ sẽ chỉ định điều trị phương pháp điều trị nội khoa.
- Chủ yếu là các loại thuốc Tây y chuyên khoa, có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, chống viêm, giảm đau, hồi phục những tổn thương nhanh chóng.
- Kết hợp với thuốc Đông y có ưu điểm cải thiện bệnh từ bên trong, thông niệu, thanh nhiệt bàng quang, mát gan, lợi tiểu, kháng khuẩn, giúp nước tiểu trở về trạng thái bình thường. Đồng thời tăng sức đề kháng, hạn chế tác dụng phụ từ thuốc Tây y và hạn chế bệnh tái phát trở lại.
Ngoài ra, để có hiệu quả điều trị bệnh cao nhất, ngoài phác đồ chuyên khoa, người bệnh cũng cần lưu ý đến những thay đổi trong chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt khoa học để hạn chế gặp phải những bất thường ở hệ sinh dục cũng như sự thay đổi ở nước tiểu.
- Không nên nhịn tiểu, cần có thói quen đi tiểu ngay khi có nhu cầu. Nên đi tiểu trước và sau khi quan hệ tình dục.
- Nên ăn nhiều trái cây tươi, rau củ quả. Hạn chế đồ ăn chiên dầu, đồ ăn cay nóng, sử dụng các loại gia vị có tính nóng như: hạt tiêu, ớt, tỏi…
- Nên uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày để thanh lọc bàng quang, tránh sự tăng sinh của mầm bệnh.
- Thăm khám sức khỏe định kỳ để có cơ hội phát hiện và chữa trị bệnh kịp thời.
Nguyên nhân nước tiểu có mùi khó chịu trong hầu hết trường hợp xuất phát từ bệnh lý. Do đó, nếu có biểu hiện bất thường như trên vừa chia sẻ, hãy nhanh chóng liên hệ cho chúng tôi theo Hotline: 087.995.5252 hoặc chat trên mục [Tư vấn trực tuyến] để được hỗ trợ cụ thể.