thời gian

8:00 - 20:00

hotline

035.968.5252
Tầng 7, 52 Nguyễn Trãi, Hà Nội

Hiện tượng nước tiểu có mùi khó chịu báo hiệu gì ?

  • Đánh giá:
  • Chia sẻ:

Bạn đọc hỏi:

“Tôi năm nay 47 tuổi, trước đây sức khỏe tôi bình thường, rất ít khi đau ốm. Tuy nhiên, thời gian gần đây, tôi thường xuyên bị đi tiểu nhiều lần, tiểu buốt rát và đặc biệt nước tiểu có mùi khó chịu. Mặc dù rất chú ý đến vệ sinh vùng kín, uống đủ nước nhưng tình trạng này đã kéo dài gần 1 tháng này và không thuyên giảm.

Bác sĩ cho tôi hỏi, trường hợp của tôi nước tiểu có mùi bị bệnh gì? Cách điều trị như thế nào? Cảm ơn bác sĩ rất nhiều.

(Trần Thị Kim K – Hà Nội)

Bác sĩ trả lời: Chào chị K!

Thay mặt đội ngũ bác sĩ tại Phòng Khám Đa Khoa 52 Nguyễn Trãi , chúng tôi xin giải đáp thắc mắc này của chị liên quan tới hiện tượng nước tiểu có mùi khó chịu như sau:

Hiện tượng nước tiểu có mùi khó chịu báo hiệu gì

Hiện tượng nước tiểu có mùi khó chịu đến từ đâu?

Trong thành phần của nước tiểu có chứa nước và một số chất thải khác được thận bài tiết ra. Ở trạng thái bình thường, nước tiểu sẽ có mùi khai nhẹ hoặc không mùi. Do đó, khi chị thấy nước tiểu có mùi khó chịu thì đó có thể là cảnh báo của một số vấn đề bất thường tại hệ bài tiết hoặc những nguyên nhân lành tính khác.

Dựa trên thực tế điều trị, nguyên nhân gây ra biểu hiện nước tiểu có mùi khó chịu thường đến từ những yếu tố sau:

1. Nguyên nhân lành tính:

– Cơ thể đang bị thiếu nước khiến lượng nước tiểu ít, đặc sẽ có mùi khai nặng hơn bình thường do sự tích tụ của lượng lớn amoniac.

– Nước tiểu có mùi khóa chịu cũng thường xuất hiện ở những phụ nữ trong giai đoạn thai kỳ. Và hormone HCG chính là nguyên nhân chính gây ra tình trạng này.

– Dùng các chất kích thích, đặc biệt là cafe. Trong café có chứa cafein và các hoạt chất làm lợi tiểu gây kích thích gia tăng nồng độ amoniac có sẵn trong nước tiểu gây ra mùi của nước tiểu.

– Những loại thực phẩm nặng mùi như hành tỏi hoặc măng tây không chỉ khiến nước tiểu hôi mà còn gây mùi cho vùng kín nữ.

– Do thuốc: Việc sử dụng các loại thuốc Tây y hoặc thuốc vitamin dạng viên uống, đặc biệt là thuốc điều trị tiểu đường, vitamin B vitamin C, Penicillin, Ampicillin… sẽ thấy nước tiểu có mùi hơi hắc rất đặc trưng.

2. Nguyên nhân bệnh lý:

  • Viêm đường tiết niệu:

Viêm đường tiết niệu là tình trạng viêm nhiễm, nhiễm trùng xảy ra ở hệ thống đường tiết niệu bao gồm: niệu đạo, bàng quang, niệu quản và thận do vi khuẩn, virus… (trong đó vi khuẩn E.Coli chiếm khoảng 80%). 

Nước tiểu là môi trường thuận lợi cho sự sinh sôi và phát triển của các loại vi khuẩn nói trên. Khi số lượng vi khuẩn trong nước tiểu đạt số lượng cao thì sẽ gây nhiễm khuẩn tiết niệu. Bệnh viêm đường tiết niệu thường được nhận biết qua những triệu chứng như sau:

– Khi đi tiểu tiện có cảm giác đau buốt, nóng rát, nước tiểu có mùi khai nồng rất nặng.

– Có khi tiểu rắt hoặc tiểu ra máu, ra mủ, khi bị viêm loét nặng chúng có thể xuất hiện thành các mô viêm tấy, hóa mủ khi đi tiểu.

– Thường xuyên có cảm giác muốn đi tiểu, nhưng mỗi lần đi tiểu thường tiểu rất ít.

– Ở trực tràng luôn có cảm giác đầy, khó chịu.

– Đau lưng, đau dưới sườn, bụng ì ạch, người nôn nao

– Có biểu hiện sốt, có thể sốt nhẹ, hoặc sốt cao kéo dài thành từng cơn từ 2-4 ngày tùy thuộc từng đồng lực học của từng loại tác nhân gây viêm mà mức độ sốt khác nhau.

  • Viêm bàng quang:

Viêm bàng quang là một bệnh về nhiễm trùng đường tiết niệu cấp tính do các loại vi khuẩn, virus tồn tại trong bàng quang hoặc từ bên ngoài xâm nhập vào niệu đạo, lan sâu vào bàng quang. Tình trạng cấp tính thường tái phát lại và dẫn đến mãn tĩnh. Tỷ lệ nữ giới mắc bệnh thường cao hơn nam giới do đặc điểm cấu tạo niệu đạo ngắn, gần hậu môn.

Triệu chứng thường gặp ở những bệnh nhân bị viêm bàng quang:

Rối loạn tiểu tiện: tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu nhiều lần trong ngày, lượng nước tiểu rất ít.

– Nước tiểu có mùi hôi, khai nồng.

– Thường có cảm giác nóng rát mỗi lần tiểu tiện, tiểu ra máu.

– Luôn có cảm giác căng tức ở bụng dưới, muốn đi tiểu dù trước đó mới đi tiểu xong.

– Đau lưng ở hai bên hoặc đau giữa lưng, đau hông lưng.

– Cơ thể buồn nôn, ói mửa kèm theo sốt, ớn lạnh.

  • Viêm niệu đạo:

Các loại khuẩn, virus, nấm men, ký sinh trùng,…như E.Coli, chlamydia, HSV, HPV, song cầu khuẩn lậu,…được xác định là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng viêm nhiễm tại niệu đạo. Tình trạng nhiễm trùng thường được biểu hiện qua các triệu chứng như:

Tiểu nhiều, tiểu buốt, có cảm giác nóng rát mỗi lần tiểu tiện, nước tiểu có mùi hôi.

– Vùng kín ra khí hư nhiều bất thường kèm theo mùi hôi khó chịu.

– Lỗ niệu đạo sưng đỏ, xung quanh xuất hiện nhiều dịch nhầy.

– Đau khi quan hệ tình dục, cơ thể ớn lạnh, ít sốt, cảm thấy đau vùng lưng, vùng chậu,….

Ngoài ra, tùy theo loại khuẩn gây viêm niệu đạo mà biểu hiện có sự khác nhau. Tình trạng này đặc biệt nguy hiểm nếu do mầm bệnh nguy hiểm: HPV, HSV, song cầu khuẩn, xoắn khuẩn,…gây ra giang mai, lậu, sùi mào gà, mụn rộp sinh dục….

  • Viêm bể thận cấp

Viêm bể thận cấp xảy ra do vi khuẩn theo đường ngược dòng từ bàng quang lên niệu quản rồi đến đài bể thận. Hoặc do đường máu đưa đến khi nhiễm khuẩn huyết, khiến nước tiểu hôi tanh nồng. 

  • Nhiễm trùng nấm men:

Nấm phụ khoa là căn bệnh hình thành chủ yếu do một loại nấm có tên Candida Albican gây ra. Ở trạng thái bình thường, âm đạo luôn có sự cân bằng axit để ngăn chặn không cho các vi khuẩn này phát triển. Một khi sự cân bằng này mất đi, nấm Candida sẽ hoạt động mạnh gây bệnh phụ khoa.

Tình trạng nhiễm trùng do nấm sẽ được nhận biết qua những triệu chứng như:

– Ngứa nhiều ở âm đạo, ngứa nhất là về đêm.

– Nước tiểu có mùi hăng, nồng rất khó chịu.

– Ra nhiều khí hư màu trắng đục, lợn cợn trắng đóng thành từng cục.

– Niêm mạc âm đạo bị sưng đỏ, có cảm giác đau rát khi đi tiểu, đau rát nhiều hơn khi quan hệ tình dục.

  • Bệnh tiểu đường:

Tiểu đường là bệnh lý đặc trưng bởi tình trạng đường (glucose) trong máu vượt mức cho phép trong thời gian kéo dài. Triệu chứng lâm sàng của tiểu đường hầu như rất mờ nhạt và giống với nhiều diện bệnh lý khác. Đó là lý do nếu không thăm khám sức khỏe định kỳ, người bệnh đều rất ít khi để ý đến các dấu hiệu này.

Khi bệnh tình diễn biến nặng hơn, bạn đọc có thể nhận biết bệnh lý này qua những biểu hiện như:

– Hay cảm thấy mệt, thậm chí mệt không rõ nguyên nhân.

– Tiểu thường xuyên, nhất là về đêm gây ảnh hưởng đến giấc ngủ, nước tiểu có mùi.

– Hay khát nước dù trước đó mới uống nước xong.

– Suy giảm thị giác, bạn sẽ cảm thấy mắt bị mờ, tầm nhìn bị hạn chế.

– Hay có cảm giác đói.

– Giảm cân đột ngột và không chủ đích.

– Da bị tối màu, nhất là ở những vị trí da có nhiều nếp gấp như nách, cổ, háng, khủy tay,…

– Vết thương lâu lành, dễ bị mắc các bệnh lý liên quan đến nhiễm trùng: viêm đường tiết niệu, viêm da, viêm âm đạo,….

– Ngứa ra hoặc tê ở bàn chân, bàn tay.

– Da bị ngứa hoặc khô.

Nước tiểu có mùi khó chịu và những hệ luỵ đáng tiếc đến sức khoẻ

Nếu nguyên nhân khiến nước tiểu có mùi khó chịu đến từ những yếu tố lành tính như vừa chia sẻ thì bạn không cần quá lo lắng. Mùi hôi này có thể tự biến mất sau 12 giờ khi bạn dừng tiêu thụ các loại thực phẩm, thuốc,… này.

Tuy nhiên, trong trường hợp của chị, hiện tượng này đã kéo dài gần 1 tháng và kèm theo những biểu hiện bất thường khác thì nguyên nhân có thể đến từ vấn đề bệnh lý. Tốt nhất chị hãy chủ động đến thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để có kết luận chính xác cuối cùng.

Dưới đây là những biến chứng đáng tiếc mà chúng tôi ghi nhận trong quá trình điều trị trên các bệnh nhân có biểu hiện nước tiểu có mùi khó chịu trong thực tế:

– Nhiễm trùng thận: Do vi khuẩn không được ngăn chặn sẽ nhanh chóng chạy ngược dòng lên trên thận là cơ quan cuối cùng chịu tác động và dẫn đến suy giảm chức năng thận, viêm thận, suy thận mãn tính.

– Tổn thương đường tiết niệu: Đường tiết niệu khi bị tổn thương kéo dài, gây ra các triệu chứng rối loạn tiểu tiện, nước tiểu có mùi khó chịu còn gây ra tình trạng tiểu ra mủ, máu khi bề mặt niêm mạc bị tổn thương trầm trọng.

– Suy giảm chức năng sinh lý, đặc biệt là nhu cầu tình dục.

– Đối với bệnh tiểu đường, sẽ gây ra hàng loạt các biến chứng cho sức khỏe với các bệnh lý về tim mạch, thần kinh, nhiễm trùng, bệnh về mắt… 

– Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của người bệnh do tình trạng viêm nhiễm lây lan.

– Với phụ nữ mang thai:

  • Cơ thể người mẹ yếu, sức đề kháng giảm, từ đó thai nhi không có đủ chất dinh dưỡng dẫn đến nhẹ cân, chậm phát triển, nguy cơ mắc các bệnh bẩm sinh cao.
  • Tình trạng viêm nhiễm sẽ làm tăng nguy cơ bị sảy thai, sinh non, trẻ dễ bị mắc các dị tật bẩm sinh, nhiễm trùng đường hô hấp, viêm kết mạc, suy giảm sức đề kháng.

Làm sao để nhận biết chính xác nguyên nhân khiến nước tiểu có mùi khó chịu?

Để xác định chính xác nguyên nhân gây ra hiện tượng nước tiểu có mùi khó chịu, bệnh nhân sẽ được thăm khám lâm sàng và qua các xét nghiệm chẩn đoán chuyên sau. Cụ thể như sau: 

– Xét nghiệm nước tiểu:

Đây là một phân tích được thực hiện trên mẫu nước tiểu nhằm phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường thông qua các chỉ số quy định. Đó là cơ sở để nhận biết tình trạng rối loạn, các bệnh lý như nhiễm trùng đường tiểu, bệnh thận, tiểu đường,…

Kết quả xét nghiệm nước tiểu sẽ được đánh giá dựa trên các chỉ số như: chỉ số men gan, số lượng bạch cầu, hồng cầu, huyết sắc tố, bạch cầu Lympo, bạch cầu trung tính. Với những bệnh lý khác nhau sẽ cho ra các chỉ số xét nghiệm khác nhau.

– Nội soi bàng quang:

Đưa vào bàng quang một ống kính nội soi thông qua ngã niệu đạo để tìm nguyên nhân gây ra bệnh lý tại đường tiết niệu.

Chụp X-quang hoặc siêu âm đường tiết niệu.

Bạn cần làm gì khi nước tiểu có mùi khó chịu?

Hướng điều trị nguyên nhân bệnh lý gây ra tình trạng nước tiểu có mùi khó chịu thường được tiến hành như sau:

1. Đối với các bệnh lý liên quan đến viêm nhiễm

Thông thường đối với các trường hợp bị viêm nhiễm do vi khuẩn, nấm… Bác sỹ sẽ chỉ định điều trị bằng phương pháp Đông – Tây y:

  • Thuốc Tây y có ưu điểm tiêu diệt vi khuẩn lậu, chấm dứt các triệu chứng khó chịu…
  • Đồng thời sử dụng kết hợp thuốc Đông y để nâng cao sức đề kháng, thanh nhiệt, giải độc cho gan, bổ thận, giảm tác động tiêu cực đến các bộ phận lân cận, tránh tái phát, đẩy nhanh thời gian hồi phục.

2. Đối với bệnh lậu

Hướng điều trị chính hiện nay là dùng thuốc Đông Tây y kết hợp cùng thiết bị vật lý trị liệu.

Thuốc sẽ đi vào tiêu diệt nhanh mầm bệnh, cải thiện tổ chức tế bào, niêm mạc bị tổn thương, kháng sưng viêm, giảm nguy cơ lây lan sang các bộ phận xung quanh. Đặc biệt, khi kết hợp cùng thiết bị vật lý trị liệu sẽ giúp thúc đẩy hệ miễn dịch tự nhiên của cơ thể hoạt động hiệu quả, nhờ đó các tổn thương nhanh chóng se lành hơn.

3. Đối với bệnh lý tiểu đường:

  • Sử dụng Insulin: Đây là chỉ định bắt buộc đối với tiểu đường type 1, tiểu đường thai kỳ, tiểu đường type 2 có mức đường huyết quá cao, nguy cơ gây biến chứng cấp tính hoặc người suy gan, suy thận nặng.
  • Thuốc uống hạ đường huyết: Thuốc được chỉ định sau khi chế độ ăn và vận động thể lực kiểm soát đường huyết áp dụng thất bại. Các thuốc được chia theo nhóm công dụng như: chậm hấp thu glucose, kích thích bài tiết insulin, tăng tác dụng glucose, giảm tân tạo glucose, giảm đề kháng insulin. 

Những lưu ý giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc và tái phát tình trạng nước tiểu có mùi khó chịu:

– Không tự ý mua thuốc về điều trị triệu chứng khi chưa biết chính xác nguyên nhân gây bệnh. Hành đồng này khiến bệnh tình thêm trầm trọng hơn.

– Hãy giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ, nhất là trước và sau khi quan hệ tình dục. Không thụt rửa quá sâu vào âm đạo khiến mất môi trường âm đạo mất cân bằng và khuẩn có hại dễ xâm nhập gây bệnh.

– Duy trì đời sống tình dục lành mạnh, chung thủy.

– Uống nhiều nước (tối tiểu 1,5 – 2 lít nước/ ngày), bổ sung hoa quả, rau xanh nhiều hơn trong các bữa ăn hàng ngày hỗ trợ hệ tiết niệu hoạt động trơn tru hơn.

– Khám sức khỏe định kì ít nhát 6 tháng/ lần để nhanh chóng phát hiện sớm dấu hiệu bất thường.

Phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi chữa bệnh gì?

Không chỉ dừng lại ở việc chăm sóc sức khỏe nói chung, Phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi còn chú trọng trong việc điều trị các bệnh lý Nam khoa, Phụ khoa, các bệnh lây truyền qua đường tình dục, điều trị vô sinh-hiếm muộn, kế hoạch hoá gia đình dành cho cả nam và nữ giới trong mọi độ tuổi.

Khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm tin tưởng lựa chọn, bởi mọi hoạt động thăm khám, điều trị tại phòng khám đều đã được cấp phép và đảm bảo tính pháp lý cao.

Tất cả các danh mục khám, điều trị bệnh được tiến hành theo đúng quy định, mang đến sự an tâm cho khách hàng.

* Nguyên tắc khám, chữa bệnh tại Phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi

  • Luôn có chế độ ưu tiên cho các trường hợp đặt lịch thăm khám trước hoặc các trường hợp bệnh lý nguy kịch…
  • Quy trình khám chữa bệnh “một bác sĩ – một bệnh nhân – mộ y tá”, đảm bảo tính riêng tư và thoải mái cho khách hàng.
  • Nói không với tình trạng “cò mồi”; “hối lộ”; “ưu tiên ngoại lệ”…
  • Xây dựng hệ thống các dịch vụ từ tư vấn hướng dẫn, chẩn đoán điều trị tới chăm sóc sau điều trị chuyên nghiệp, hiện đại.

Tư vấn trực tuyến, đặt hẹn online nhanh chóng:

Phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi làm việc từ 7h30 – 20h hàng ngày, kể cả ngày nghỉ, lễ nên người bệnh không cần phải lo lắng về thời gian khám chữa bệnh.

Hơn thế nữa, hệ thống tư vấn trực tuyến, đặt lịch hẹn online của chúng tôi luôn hoạt động 24/24h để phục vụ bạn bất cứ khi nào bạn cần.

Phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi tự hào là một trong những đơn vị y tế ngoài công lập uy tín, chất lượng tại miền Bắc, luôn tiên phong trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe chuyên sâu, mang đến cho khách hàng sự chuyên nghiệp, hiện đại trong từng dịch vụ.

Mọi thắc mắc liên quan đến hiện tượng nước tiểu có mùi khó chịu, chị và bạn đọc có thể gọi đến số Hotline: 036.933.5252 để được hỗ trợ cụ thể.

Lưu ý: "Hiệu quả điều trị phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người.
Việc tuân thủ tuyệt đối theo y lệnh của bác sĩ là điều rất cần thiết.
Giúp mang lại hiệu quả tối đa trong quá trình chữa trị""

ho-tro

Nhận ngay hỗ trợ MIỄN PHÍ từ phòng khám

Vui lòng để lại số điện thoại, bác sĩ tư vấn sẽ liên hệ với bạn ngay!

Bài viết liên quan

Nước tiểu có mùi khó chịu là bệnh gì ? Nguyên nhân và cách điều trị.

Nước tiểu có mùi khó chịu là bệnh gì ? Nguyên nhân và cách điều trị.

Bạn đọc hỏi: Sau khi quan hệ tình dục với bạn trai, em thấy vùng kín bị ngứa, nổi mẩn đỏ nhẹ và khá...

Bản quyền thuộc Phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi