Bạn đọc hỏi:
Cháu mới lập gia đình được nửa năm nay. Sau khi quan hệ được khoảng 1 tháng, cháu bị chậm kinh (kinh nguyệt cháu không đều), cảm thấy người hơi khó chịu: ngực hơi căng tức, nôn nao khi ngửi thấy mùi tanh hoặc mùi sơn, đau mỏi thắt lưng, người hay bị mệt.
Có phải cháu đã có thai không ạ? Có cách nào để kiểm tra thai sớm một cách chính xác ạ? Mong bác sĩ tư vấn giúp cháu.
(Lê Thị Hương D – 23 tuổi – Bắc Giang)
Bác sĩ trả lời:
Chào cháu! Những lo lắng của cháu liên quan đến kiểm tra thai sớm khi cơ thể có những biểu hiện lạ sau khi quan hệ tình dục không dục biện pháp bảo vệ. Đây cũng là điều khiến nhiều chị em băn khoăn, lo lắng. Thay mặt đội ngũ tư vấn của Trung tâm tư vấn sức khoẻ 115 chúng tôi xin chia sẻ đến chị và bạn đọc một số thông tin như sau:
Những biểu hiện có thai sớm chị em cần lưu ý
Cháu D thân mến! Lần đầu mang thai đánh dấu cột mốc rất quan trọng trong cuộc đời của một người phụ nữ. Sự thay đổi này không chỉ về mặt tâm lý mà còn thể hiện khá rõ về mặt sinh lý để phù hợp với quá trình thai kỳ.
Khi mang thai, cơ thể có sự thay đổi mạnh mẽ về nồng độ nội tiết tố, điển hình như estrogen và progesterone bắt đầu tăng mạnh. Do đó, cháu có thể bước đầu nhận biết mình có thể đã mang thai thông qua một số biểu hiện như sau:
1: Chu kỳ kinh nguyệt bị chậm, tuy nhiên khi chu kỳ kinh của cháu không đều thì dấu hiệu này không mang nhiều ý nghĩa trong việc nhận biết việc mang thai.
2: Xuất huyết nhẹ âm đạo: quan sát sau mỗi lẫn đi tiểu sẽ thấy sợi máu màu hồng nhạt hoặc nâu đậm trên giấy vệ sinh. Nếu là dấu hiệu thai kỳ thì sợi máu này chỉ xuất hiện trong 2 – 3 ngày ngày, đồng thời tăng tiết dịch âm đạo màu trắng đục hoặc trắng sữa.
3: Thân nhiệt tăng cao hơn do nồng độ progesterone gia tăng đột ngột, khiến chị em cảm thấy nõng bức, khó chịu, bức bí trong người.
4: Ngực mềm, lớn hơn và căng đau, nhất là khi mặc áo con bị chật hoặc chạm vào, nóng ran ở phần ngực, nhũ hoa.
5: Đau lưng cũng là biểu hiện thường gặp ở phụ nữ có thai, nhất là phần hông, thắt lưng. Sau này càng về gần cuối thai kỳ, cảm giác này càng rõ rệt và khó chịu.
6: Thường xuyên tiểu tiện: Sau khi trứng được thụ thai khoảng 6 tuần, lưu lượng máu trong cơ thể gia tăng khiến thận bài tiết nhiều hơn.
7: Buồn nôn thường xuất hiện ở tuần thứ 4 – 6 của thai kỳ, thậm chí kéo dài suốt 9 tháng. Bạn có thể nôn khi đã ăn hoặc chưa ăn gì, nôn khi thấy xuất hiện mùi “lạ”. Ốm nghén nặng khiến cơ thể uể oải, sụt cân nghiêm trọng.
Tuy nhiên, nếu chỉ căn cứ vào các dấu hiệu này thì không chắc chắn cháu đã mang thai sớm. Rất nhiều trường hợp tình trạng mang thai giả vẫn có triệu chứng của người mang thai, nhưng thực chất không phải. Do đó, để biết chính xác cháu có đang trong giai đoạn thai kỳ, hãy chủ động đến kiểm tra thai sớm tại các cơ sở y tế chuyên khoa.
Các phương pháp kiểm tra thai sớm với độ chính xác cao
Hiện nay, bên cạnh việc chú ý đến những biểu hiện bất thường như vừa chia sẻ thì các phương pháp kiểm tra thai sớm giúp bạn khẳng định chính xác và nhanh chóng. Cụ thể như sau:
-
Dùng que thử thai (thử bằng nước tiểu, có thể tự thử tại nhà):
– Que thử thai là một dụng cụ thử thai rất nhỏ gọn, đơn giản, tiện dụng và mang lại kết quả chuẩn xác lên đến 97%. Với trường hợp của cháu, quan hệ được 1 tháng thì kết quả thử qua que này thường có độ chính xác rất cao.
Que thử thai hoạt động trên cơ thể tìm kiếm và phát hiện ra hormone HCG – hợp chất chỉ được cơ thể nữ giới sản xuất trong giai đoạn thai kỳ. Hợp chất này hỗ trợ hình thành nhau thai để vận chuyển chất dinh dưỡng từ cơ thể người mẹ tới nuôi dưỡng bào thai phát triển bình thường.
– Thông thường, nồng độ HCG phải đạt > 25IU/lít nước tiểu thì que thử mới có thể đọc được kết quả dương tính (hiện 2 vạch). Mức hormone trên thường đạt được sau 7 – 10 ngày kể từ khi trứng được thụ tinh. Về cơ bản, chậm kinh khoảng 1 tuần, cháu đã có thể tiến hành thử thai sớm được rồi.
– Thời điểm thử thai tốt nhất là vào buổi sáng sớm sau khi mới ngủ dậy. Lúc này nồng hộ HCG trong nước tiểu ở mức cao nhất, nhờ vậy kết quả thử thai có độ chính xác cao hơn các khoảng thời gian khác trong ngày.
* Cách thử thai bằng que thực hiện như sau:
– Bước 1: Lấy nước tiểu cho vào cốc có sẵn.
– Bước 2: Xé bao nhôm đựng que thử thai.
– Bước 3: Cầm que thử thai trên tay theo hướng mũi tên chỉ xuống.
– Bước 4: Để que thử thai vào cốc đựng nước tiểu. Lưu ý mặt nước tiểu không ngập quá mũi tên.
– Bước 5: Chờ 5 phút bắt đầu đọc kết quả.
- Nếu kết quả 2 vạch màu hồng hiện lên tức là bạn có thai.
- Nếu có 2 vạch màu hồng nhưng mờ bạn có thể sử dụng thêm một que thử khác.
- Nếu kết quả 1 vạch màu hồng tức là bạn không có thai.
- Nếu không thấy có vạch nào, có thể que thử bị hư hỏng hoặc nước tiểu không đảm bảo.
Tốt nhất hãy dùng 2 – 3 que thử, mỗi que cách nhau 2 – 3 ngày để có kết quả thử thai chính xác hơn.
-
Xét nghiệm máu
Trên thực tế, độ chính xác của que thử thai nhanh bằng nước tiểu vẫn có những yếu tố gây sai lệch trong kết quả cuối cùng như:
- Thời điểm thử thai quá sớm, nồng độ HCG chưa đủ để làm hiện lên hai vạch trên que.
- Nước tiểu bị loãng.
- Cơ thể bị béo phì, đang dùng một số loại thuốc trước khi thử thai.
- Chất lượng que thử không đảm bảo, có độ nhạy thấp với nồng độ HCG.
Do đó, để biết chính xác việc mang thai, cháu có thể đến kiểm tra thai sớm bằng cách xét nghiệm máu tại các cơ sở y tế chuyên về Sản – Phụ khoa.
Xét nghiệm này có thể phát hiện được bạn có thai từ rất sớm với kết quả chính xác rất cao. Với trường hợp của cháu chu kỳ kinh nguyệt không đều thì có thể tham khảo các kiểm tra thai sớm này để xác định bản thân có thực sự đang mang thai hay không.
Xét nghiệm Beta hCG là một xét nghiệm để chẩn đoán việc có thai dựa vào nồng độ hCG tro
ng máu. Xét nghiệm này đo được chính xác lượng HCG trong máu bởi có thể phát hiện cả số lượng và dấu vết của HCG.
Việc xác định nồng độ HCG giúp phát hiện người phụ nữ mang thai ngay cả khi họ chưa có biểu hiện chậm kinh. Xét nghiệm này có thể dự đoán mang thai rất sớm và có tính chính xác cao chỉ sau 6 – 8 ngày sau khi thụ thai.
Nồng độ beta hCG được tính theo đơn vị mIU/ml. Dưới đây là bảng theo dõi nồng độ beta hCG dựa trên tuổi thai:
- 3 tuần: 5 – 50 mIU/ml
- 4 tuần: 5 – 426 mIU/ml
- 5 tuần: 18 – 7.340 mIU/ml
- Từ tuần 7 đến tuần 8 tuần: 7.650 – 229.000 mIU/ml
- Từ tuần 9 đến tuần 12: 25.700 – 288.000 mIU/ml
- Từ tuần 13 đến tuần 16: 13.300 – 254.000 mIU/ml
- Từ tuần 17 đến tuần 24: 4.060 – 165.400 mIU/ml
- Từ tuần 25 đến lúc sinh: 3.640 – 117.000 mIU/ml
Xét nghiệm máu không chỉ giúp xác định dấu hiệu mang thai từ rất sớm, mà còn là căn cứ để chẩn đoán tình trạng phát triển của bào thai: mang thai ngoài tử cung, khả năng bị sảy thai, hỏng trứng, mang đa thai, thai có thể bị hội chứng Down,…
Lời khuyên cho chị em khi phát hiện kết quả mang thai từ sớm?
Mang bầu là cả một hành trình dài, với những người lần đầu đón nhận thiên chức làm mẹ thì vấn đề này khó khăn hơn.
Giai đoạn này không chỉ có niềm vui mà còn ẩn chứa nhiều lo lắng cho đứa con sắp chào đời và sức khỏe của chính sản phụ. Trên thực tế, những rủi ro đáng tiếc trong thai kỳ diễn ra nhanh, đột ngột, không thể dự đoán. Do đó, hãy lưu ý đến những vấn đề sau để giúp quá trình thai kỳ diễn ra an toàn và suôn sẻ:
- Đi kiểm tra thai sớm khi bị trễ kinh để theo dõi tim thai đã có hay chưa, thai ngoài tử cung hay không? Điều này rất quan trọng.
- Khám thai đầy đủ theo các mốc được bác sĩ tư vấn ở lần khám thai đầu tiên. Việc làm này sẽ giúp bạn giảm thiểu rủi ro đáng tiếc đến sức khoẻ của sản phụ, cũng như quá trình phát triển của thai nhi trong suốt giai đoạn thai kỳ:
– Theo dõi và nắm bắt được chính xác, đầy đủ quá trình phát triển và những thay đổi bất thường của thai nhi và sản phụ.
– Theo dõi được cân nặng, sự phát triển của thai nhi để điều chỉnh chế độ dinh dưỡng trong từng giai đoạn của thai kỳ.
– Giúp sản phụ phát hiện được những vấn đề bất thường liên quan đến dị tật thai nhi đểt có hướng xử lý sớm: đình chỉ thai kỳ hoặc can thiệp điều trị sớm sau khi trẻ sinh ra.
- Thực hiện chế độ dinh dưỡng đầy đủ:
Dinh dưỡng đóng vai trò then chốt đến sức khoẻ của sản phụ và sự phát triển bình thường của thai nhi về mặt trí tuệ, thể chất. Bạn cần phải nạp đủ lượng chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất, tránh xa đồ ăn nhanh, chất kích thích…
Bổ sung thêm một số vi chất cần tăng cường trong suốt thai kỳ là axit folic, canxi và sắt theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không nên ăn kiêng vì lo sợ về vấn đề cân nặng khi mang thai.
- Nghỉ ngơi nhiều hơn, giữ tinh thần thoải mái, ngủ đủ giấc và hạn chế vận động mạnh, nhiều trong giai đoạn đầu thai kỳ. Trong 3 tháng đầu thai kỳ, nên hạn chế hoạt động tình dục. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa về vấn đề này.
- Tìm hiểu và lựa chọn nơi khám thai uy tín. Điều này có ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ an toàn của mẹ và con trong toàn bộ quá trình thai kỳ.
- Khi đã lựa chọn nơi khám thai định uy tín, chị em nên gắn bó với một nơi để các bác sĩ dễ dàng hơn trong nắm bắt tình trạng thai kỳ cũng như xử lý những vấn đề phát sinh có thể xảy ra.
- Nếu có thắc mắc hoặc biểu hiện bất thường trong thai kỳ cần trao đổi ngay với bác sĩ chuyên khoa để được can thiệp xử lý đúng cách, kịp thời.
Với những thông tin chia sẻ vừa rồi, đội ngũ bác sĩ của Trung tâm tư vấn sức khoẻ 115 mong rằng đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc liên qua đến việc kiểm tra thai sớm. Mọi thắc mắc hoặc cần hỗ trợ vui lòng liên hệ theo số Hotline: 087.995.5252 để được giải đáp các thắc mắc