thời gian

8:00 - 20:00

hotline

035.968.5252
Tầng 7, 52 Nguyễn Trãi, Hà Nội

Đi tiểu ra máu cảnh báo bệnh gì ? Nguyên nhân và hướng điều trị hiệu quả

  • Đánh giá:
  • Chia sẻ:

Bạn đọc hỏi:

Chào bác sĩ!

Thời gian gần đây tôi gặp vấn đề về tiểu tiện, hay bị tiểu buốt, rát và có lẫn ít máu ở cuối bãi tiểu, hông và thắt lưng khó chịu. Tình trạng này đã kéo dài hơn 1 tuần và càng ngày lượng máu ra mỗi lần vệ sinh lại nhiều hơn.

Bác sĩ cho tôi hỏi: tại sao tôi bị đi tiểu ra máu? Bệnh này có nguy hiểm không? Tôi cần phải điều trị như thế nào? Mong sớm nhận được lời khuyên từ bác sĩ.

(Nguyễn Thy T – 31 tuổi, Gia Lâm)

Bác sĩ trả lời:

Chào bạn T!

Rất cảm ơn bạn đã tin tưởng và chia sẻ những vấn đề đang gặp phải với đội ngũ bác sĩ tại Trung tâm tư vấn sức khoẻ 115. Đối với lo lắng của bạn về tình trạng tiểu ra máu, chúng tôi xin chia sẻ một số thông tin như sau:

Tiểu ra máu là như thế nào?

Tiểu ra máu là hiện tượng trong nước tiểu có lẫn hồng cầu máu, có hoặc không kèm theo cảm giác đau buốt ở mỗi lần tiểu. 

Bình thường nước tiểu sẽ có màu vàng trong, khi nước tiểu có lẫn máu sẽ chuyển màu hồng, màu gỉ sắt hoặc màu nâu. Có nhiều trường hợp, tiểu cầu lẫn vào máu rất ít, mắt thường không thể quan sát được, chỉ thông qua tổng phân tích nước tiểu mới thấy xuất hiện tình trạng này.

Hiện tượng tiểu ra máu có thể qua rất nhanh chóng nhưng nếu kéo dài và lặp lại thường xuyên thì phần lớn sẽ có liên quan đến một số bệnh lý nào đó. Khi ấy, tình trạng này không thể tự khỏi và người bệnh cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, điều trị kịp thời.

Tiểu ra máu chia làm 2 loại:

  • Tiểu ra máu đại thể: Dễ dàng nhìn thấy màu đỏ bằng mắt thường trong nước tiểu, thậm chí nặng hơn có thể thấy dây máu hoặc cục máu đông ra theo nước tiểu.
  • Tiểu ra máu vi thể: Hồng cầu trong nước tiểu ít, chỉ có thể nhìn bằng kính hiển vi mà không thể làm nước tiểu đổi màu.

Những bệnh lý thường gặp có biểu hiện tiểu ra máu

 

Dưới đây là một số bệnh lý thường gặp liên quan đến hiện tượng tiểu ra máu mà bạn đọc cần chú ý:

– Nhiễm khuẩn đường tiểu: 

  • Bệnh do vi khuẩn xâm nhập từ cơ quan sinh dục bên ngoài vào niệu đạo sau đó lan rộng đến bàng quang, niệu quản, thận…
  • Triệu chứng: Tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu và có thể kèm theo các triệu chứng khác như sốt cao, đau vùng thắt lưng, rét run…
  • Hậu quả: Viêm nhiễm đường tiểu nếu không chữa trị kịp thời, dứt điểm sẽ dẫn đến những biến chứng nặng như viêm bàng quang, viêm bể thận và viêm niệu đạo gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người bệnh.

– Viêm âm đạo:

  • Đây là căn bệnh do vi khuẩn trong âm đạo phát triển quá mức gây nên.
  • Triệu chứng: Sưng, đau, có hiện tượng tiểu buốt và ra máu, dịch tiết âm đạo nhiều kèm mùi hôi khó chịu. 
  • Hậu quả: Nhiễm khuẩn âm đạo nếu không chữa trị sẽ khiến bệnh nặng ảnh hưởng đến sinh lý nữ giới và khả năng sinh sản.

– Bệnh lậu:

  • Xảy ra bởi song cầu khuẩn lậu có tên là Neisseria gonorrhoeae gây ra.
  • Triệu chứng: Khi bị lậu ở giai đoạn đầu, nữ giới thường có các biểu hiện như: tiểu buốt, đau khi giao hợp, chảy mủ có mùi hôi… Nhưng nếu bệnh chuyển sang giai đoạn nặng mãn tính thì người bệnh thường xuyên phải đối mặt với tình trạng tiểu buốt và tiểu ra máu.
  • Hậu quả: Có thể gây biến chứng viêm nhiễm phụ khoa: Viêm âm đạo, viêm tử cung, viêm cổ tử cung… Tình trạng viêm nhiễm tại cơ quan sinh dục có thể lây lan và phát triển mạnh mẽ, gây viêm buồng trứng, viêm vòi trứng và tắc vòi trứng, dẫn tới vô sinh ở nữ giới.

– Bệnh ung thư:

  • Hình thành do quá trình điều trị bệnh không kịp thời, đúng cách, gây biến chứng nguy hiểm và hình thành bệnh ung thư âm đạo, ung thư cổ tử cung…
  • Đi tiểu buốt và ra máu thường xuyên, kèm theo cảm giác đau bụng dưới bất thường, ra nhiều khí hư.
  • Hậu quả: Gây vô sinh – hiếm muộn, đe dọa tính mạng người bệnh.

– Sỏi đường tiết niệu: Sỏi bàng quang, sỏi niệu quản và sỏi thận… do các khoáng chất trong nước tiểu đặc có thể tạo ra các tinh thể bám trên thận hoặc bàng quang. Dần dần chúng trở nên rắn, cứng và tạo thành sỏi thận. Sỏi di chuyển cọ xát gây tổn thương niêm mạc đường tiết niệu gây đi tiểu ra máu kèm theo buốt.

Ngoài các nguyên nhân về bệnh lý, thì chứng tiểu buốt và ra máu còn được xác định do:

  • Quan hệ tình dục không an toàn, quan hệ thô bạo, khiến vùng kín bị tổn thương, chảy máu.
  • Thói quen vệ sinh không sạch sẽ hoặc lạm dụng chất tẩy rửa, khiến môi trường pH bị thay đổi, gây viêm nhiễm vùng kín.
  • Sử dụng các loại thuốc chống ung thư, thuốc chống đông máu, chấn thương bàng quang… gây ra tác dụng phụ và khiến chị em tiểu ra máu, tiểu buốt.

Bạn đọc cũng cần lưu ý, những triệu chứng lâm sàng vừa chia sẻ chỉ mang tính chất gợi mở về các bệnh lý có thể gây ra hiện tượng đi tiểu ra máu. Hãy chủ động đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu khác, tìm ra chính xác tác nhân gây ra biểu hiện bất thường này.

Sẽ ra sao nếu tiểu ra máu không được điều trị sớm, đúng cách?

Đi tiểu ra máu không chỉ khiến người bệnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý, sinh hoạt thường ngày mà còn là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm, kéo theo nhiều hệ lụy tiêu cực đến sức khỏe: 

– Viêm thận – bể thận cấp: 

Ở giai đoạn mãn tính, vi khuẩn sẽ lây lan ngược dòng lên niệu quản và gây viêm bể thận cấp khiến thận suy hoặc bị hoại tử núm thận, ứ mủ thận, nhiễm khuẩn huyết, tăng huyết áp…Nguy cơ tử vong cao.

– Áp xe quanh thận: ổ mủ được hình thành do nhiễm trùng ở xung quanh một hay hai thận, khiến cho chức năng của thận bị suy giảm dần.

– Nhiễm trùng huyết: đây là biến chứng hết sức nguy hiểm của bệnh có thể ảnh hưởng tới tính mạng người bệnh.

– Suy thận cấp: Có thể gây tăng huyết áp và phù phổi, nhồi máu cơ tim, tắc mạch phổi, viêm tĩnh mạch, gây tai biến mạch máu não.

– Phụ nữ có thai bị nhiễm trùng đường tiết niệu trên có thể gây đẻ non, sẩy thai, nhiễm trùng sơ sinh.

– Ở nữ giới, vi khuẩn có thể lây lan lên vòi trứng, buồng trứng gây viêm nhiễm, tắc vòi trứng, cản trở quá trình thụ thai, dẫn tới vô sinh hiếm muộn.

Chẩn đoán và điều trị tiểu ra máu như thế nào?

Như trên vừa chia sẻ, tiểu ra máu là triệu chứng biểu hiện của rất nhiều bệnh lý có liên quan đến bệnh xã hội, viêm nhiễm phụ khoa,…Do đó, bạn cần chủ động đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và có hướng chữa trị phù hợp.

* Bệnh nhân được tiến hành thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng qua xét nghiệm nước tiểu siêu âm hoặc chụp CT, một số trường hợp có thể chỉ định dùng thuốc cản quang để quan sát rõ cấu trúc đường tiết niệu phát hiện vị trí tổn thương,…

* Hướng điều trị tiểu ra máu:

Tiểu ra máu xuất phát từ nhiều nguyên nhân và vấn đề này nữ giới không thể tự nhận biết thông qua các biểu hiện lâm sàng. Chỉ khi đến các cơ sở y tế có đầy đủ trang thiết bị hiện đại, đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, bạn mới được kết quả chẩn đoán chính xác nhất.

– Hiện nay có rất nhiều phương pháp hỗ trợ điều trị các bệnh lý phụ khoa hiệu quả, an toàn và giúp nữ giới hạn chế đến mức tối đa ảnh hưởng của bệnh đến sức khỏe sinh sản, tính mạng:

   + Với những bệnh lý viêm nhiễm ở giai đoạn cấp tính các loại thuốc Tây y dạng uống, hoặc đặt sẽ được ưu tiên chỉ định giúp tiêu diệt mầm bệnh, ngăn cản quá trình lây nhiễm sang các bộ phận khác.

   + Khi bệnh tình đã bước vào giai đoạn mãn tính, phương pháp Đông – Tây y kết hợp sẽ giúp loại bỏ triệu chứng, nâng cao hệ miễn dịch, cân bằng môi trường âm đạo tự nhiên, tránh bệnh tái phát.

   + Nếu người bệnh có tình trạng khí hư ra nhiều do mắc sỏi thận, ung thư cổ tử cung,..thì can thiệp ngoại khoa là cách tốt nhất để tráng biến chứng, bảo vệ tính mạng cho bệnh nhân.

Phòng tránh tiểu ra máu như thế nào đúng cách?

Cùng với việc thăm khám và tuân thủ liệu trình điều trị, mỗi người bệnh cần có ý thức tự bảo vệ sức khỏe của bản thân ngay cả trong và sau điều trị, ngăn ngừa nguy cơ tái phát bằng cách:

  • Không tự ý mua thuốc về bôi nếu có cảm giác ngứa, đau rát. Tốt nhất nên dừng quan hệ tình dục để tránh tình trạng bệnh nặng hơn.
  • Thay đổi chế độ dinh dưỡng: hạn chế đến mức tối đa các đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, chất kích thích,…thay vào đó là một chế độ ăn nhiều hoa quả tươi, ngũ cốc nguyên hạt, thức tự chế biến tại nhà.
  • Ngủ đủ giấc, ăn đúng giờ, sinh hoạt điều độ.
  • Uống đủ nước (ít nhất 2 lít nước/ ngày), không nhịn tiểu.
  • Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, tránh xa các tệ nạn xã hội, chung thủy với bạn tình.
  • Lưu ý về các loại bao cao su, gel bôi trơn khi quan hệ, dung dịch vệ sinh,…trong thói quen sinh hoạt hàng ngày.
  • Không giấu bệnh, hãy đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị sớm. Tình trạng viêm nhiễm nặng hoặc những bệnh lý nguy hiểm ở bộ phận sinh sản của nữ giới không thể tự khỏi, chần chờ trong việc thăm khám chỉ khiến bệnh thêm nặng.
  • Khám, tầm soát sức khỏe 6 tháng – 1 năm/ lần giúp phát hiện và điều trị sớm các vấn đề bất thường về sức khỏe.

Với những chia sẻ vừa rồi, mong rằng đã giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc liên quan đến tình trạng đi tiểu ra máu. Mọi băn khoăn liên quan đến vấn đề này, bạn đọc vui lòng liên hệ theo số Hotline: 087.995.5252 hoặc cổng chat [Tư vấn trực tuyến] để được hỗ trợ nhanh chóng, chính xác.

Lưu ý: "Hiệu quả điều trị phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người.
Việc tuân thủ tuyệt đối theo y lệnh của bác sĩ là điều rất cần thiết.
Giúp mang lại hiệu quả tối đa trong quá trình chữa trị""

ho-tro

Nhận ngay hỗ trợ MIỄN PHÍ từ phòng khám

Vui lòng để lại số điện thoại, bác sĩ tư vấn sẽ liên hệ với bạn ngay!
Bản quyền thuộc Phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi